SOẠN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT ???

Điều khoản về giá cả

Bạn là một thương nhân mới bước chân vào ngành thương mại, bạn đang bỡ ngỡ chưa biết cách soạn hợp đồng thương mại như thế nào?Vậy bạn đã biết gì về hợp đồng thương mại chưa?

Trong bài viết này, tôi sẽ cho bạn thấy một bức tranh tổng quan về cách SOẠN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI đơn giản và dễ hiểu nhất. Bạn cũng có thể thuê công ty dịch vụ để thực hiện việc soạn thảo văn bản hợp đồng giúp mình.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy like và chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé.❤❤❤❤❤

Hợp đồng thương mại (sale contract) là thoả thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại.

Hợp đồng thương mại là một văn bản pháp lý để các bên tham gia quan hệ pháp luật thương mại thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Nó cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh. Tuy nhiên, không phải hợp đồng thương mại nào cũng đầy đủ các điều khoản chặt chẽ. Vì vậy, để bạn có thể soạn thảo một hợp đồng thương mại chặt chẽ, bảo vệ đầy đủ quyền và nghĩa vụ các bên, tôi sẽ tư vấn những điều khoản cơ bản và một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng thương mại.

Một bản hợp đồng thường được chia thành các điều khoản cụ thể. Đối với một hợp đồng thương mại, Quý khách hàng cần phải có các điều khoản cơ bản sau:

I. Điều khoản thông tin các bên

Đây thường là điều khoản đầu tiên và luôn phải có trong một hợp đồng thương mại. Cá nhân, tổ chức đều có quyền tham gia ký kết hợp đồng khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy, ta cần phải xác định cụ thể cá nhân, tổ chức nào tham gia vào hợp đồng thương mại này.

II. Điều khoản về đối tượng của hợp đồng

Hợp đồng thương mại là hợp đồng nói chung của rất nhiều hoạt động thương mại. Trên thực tế, đối với mỗi hoạt động thì tên hợp đồng được ghi cụ thể hơn. Ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công hàng hóa… Do vậy, đối với mỗi loại hợp đồng thì đối tượng của nó là khác nhau.

  • Đối với hợp đồng dịch vụ hoặc gia công hàng hóa… đối tượng của nó là các công việc cụ thể. Những công việc này phải được xác định rõ ràng: Cách thức thực hiện, trình độ chuyên môn, người trực tiếp thực hiện, kết quả sau khi thực hiện.
  • Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa: Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được mua bán. Khi soạn thảo, các bên phải xác định rõ tên hàng hóa, loại hàng hóa, chất lượng hàng hóa, số lượng hàng hóa… tất cả các yếu tố trên phải được xác định rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng.

III. ĐIỀU KHOẢN VỀ GIÁ CẢ

Điều khoản về giá cảĐiều khoản về giá cả

Các bên khi thoả thuận về giá cả cần đề cập các nội dung sau: Đơn giá, tổng giá trị và đồng tiền thanh toán. Về đơn giá có thể xác định giá cố định hoặc đưa ra cách xác định giá (giá di động). Thông thường quy định giá sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường hoặc theo sự thay đổi của các yếu tố tác động đến giá sản phẩm.

IV. ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN

Điều khoản thanh toánĐiều khoản thanh toán

Trong điều khoản này, các bên cần có thỏa thuận về phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán và thời hạn thanh toán.

  • Đối với phương thức thanh toán: Các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức thanh toán phổ biến hiện nay: Thanh toán trực tiếp; Thanh toán thông qua chuyển khoản và thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ L/C (thường được sử dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế).
  • Đối với đồng tiền thanh toán: Các bên thỏa thuận cụ thể đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng hoặc USD hay một đồng tiền khác tùy theo ý các bên. Tuy nhiên chỉ nên để một loại đồng tiền thanh toán duy nhất.
  • Đối với thời hạn thanh toán: Mặc dù pháp luật quy định các bên không thỏa thuận thời hạn thanh toán thì vẫn có phương thức xác định. Tuy nhiên, các bên vẫn nên thỏa thuận một thời hạn thanh toán cụ thể. Thời hạn thanh toán có thể là một lần hoặc nhiều lần theo tiến độ của hợp đồng.

V. Điều khoản về phạt vi phạm

Đây là điều khoản các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên nếu các bên không thỏa thuận điều khoản này thì khi xảy ra vi phạm, các bên sẽ không được phạt vi phạm hợp đồng. Do vậy, để đề phòng thì các bên nên quy thỏa thuận điều khoản này trong hợp đồng.

Các bên thỏa thuận cụ thể mức phạt vi phạm, nhưng không được vượt quá 8% giá trị hợp đồng.

Các bên có thể thỏa thuận cụ thể chỉ một số trường hợp vi phạm mới bị phạt vi phạm hoặc tất cả các vi phạm đều bị áp dụng.

VI. Điều khoản quyền và nghĩa vụ các bên

Pháp luật có quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản cho các bên. Thực tế, các bên có thể thỏa thuận thêm một số quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với giao dịch của mình để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.

VII. Điều khoản giải quyết tranh chấp

Riêng các giao dịch thương mại thì ngoài Tòa án còn có một thiết chế khác có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó là Trọng tài thương mại. Vì vậy, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn một trong hai cơ quan trên để giải quyết tranh chấp phát sinh.

Lưu ý, một số trường hợp tranh chấp chỉ được giải quyết bởi Tòa án mà Trọng tài thương mại không có thẩm quyền giải quyết.

Thỏa thuận trọng tài thương mại có thể được lập trước hoặc sau khi có tranh chấp phát sinh.

Đối với các hợp đồng thương mại giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài thì các bên cần lưu ý thêm về Luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên không thỏa thuận Luật áp dụng thì Luật áp dụng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật cụ thể.

VIII. Các điều khoản khác

Các điều khoản khácCác điều khoản khác

Bên cạnh các điều khoản cơ bản ở trên, các bên được tự do thỏa thuận các điều khoản khác phù hợp với giao dịch và quy định cảu pháp luật để chi tiết hơn.

Các bên cũng lưu ý nên ký kết hợp đồng bằng hình thức văn bản ngoài các trường hợp bắt buộc để đảm bảo hơn cho quá trình thực hiện giao dịch thương mại.

* TÓM LẠI:

Những nội dung chính cần thể hiện trên hợp đồng gồm:

  • Bên bán (seller), bên mua (buyer)
  • Sản phẩm: Tên sản phẩm, chủng loại, số lượng, chất lượng
  • Giá cả
  • Phương thức thanh toán
  • Phương thức giao nhận: incorterms, thời gian, địa điểm
  • Thông tin ngân hàng của người bán (để chuyển tiền qua ngân hàng).
  • Trách nhiệm của các bên

Giải quyết tranh chấp: Giải quyết tranh chấp sẽ được giải quyết tại tòa án kinh tế của nước người bán, người mua hoặc một nước thứ ba được chỉ định trong hợp đồng. Thậm chí có thể giải quyết thông qua trọng tài được chỉ định nếu có.

Tuy nhiên, trên thực tế đối với những hợp đồng thương mại có giá trị thấp thì hợp đồng thương mại chỉ có một chức năng chính là chuyển tiền và làm thủ tục thông quan hàng hóa. Để làm căn cứ giải quyết tranh chấp khi xảy ra tranh chấp thì rất khó vì chi phí để tổ chức thường rất lớn và có thể cao hơn giá trị hợp đồng.

Vì thế, để tránh khỏi tranh chấp trong thương mại quốc tế, D&T xin đề xuất giải pháp sau: Chọn hình thức thanh toán an toàn, đảm bảo lấy được tiền: Thông thường người ta thường làm theo phương án “trả trước tiền hàng”

Đó là trả trước giá trị giao dịch để tránh tình trạng hàng đi mà tiền không về. Bên cạnh đó, người ta cũng hay chọn phương thức L/C.

Cách chọn phương thức thanh toán thường là an toàn cho người mua nhưng là tiềm ẩn rủi ro cho người mua.

Ví dụ: Mua hàng theo điều kiện CIF, thanh toán L/C thì rủi cho người mua hàng như sau. Chỉ cần bộ chứng từ hợp lệ thì phải thanh toán tiền trước khi mình xem xét được hàng thực tế. Nếu hàng bị thiếu, hàng không đúng chất lượng, mẫu mã thì lúc đó người mua phải ôm rủi ro.

Để phòng ngừa rủi ro thì người mua nên mua hàng tận xưởng theo terms EXW thì có xác nhận được số hàng thực tế nhận tại xưởng sản xuất, đảm bảo độ tin cậy cao hơn.

Thời gian qua, quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng, cơ bản các thương nhân đều thực hiện đúng quy định của pháp luật, bên cạnh đó cũng không ít trường hợp do không hiểu biết về hợp đồng hoặc do cẩu thả nên khi soạn thảo, ký kết hợp đồng đã có những sai sót cả nội dung và hình thức dẫn đến việc tranh chấp làm thiệt hại cả hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng cho các thương nhân. Trong bài viết này xin nêu lên một số lỗi thường gặp trong quá trình soạn thảo, ký kết hợp đồng như sau:

Thứ nhất, về hình thức hợp đồng

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, quá trình ký kết hợp đồng các bên có quyền tự do lựa chọn hình thức hợp đồng, có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Trong một số trường hợp quan trọng, pháp luật bắt buộc phải thực hiện bằng văn bản và phải có công chứng hoặc chứng thực thì phải tuân theo các quy định đó.

Trong thực tế, do sự quen biết nhau và để thuận tiện trong quá trình thực hiện một số công việc các chủ thể thường chỉ thể hiện qua lời nói. Mặc dù đây là hình thức được pháp luật quy định, song chỉ nhất trí thông qua lời nói nên khi có tranh chấp xảy ra thường rất khó khăn cho cơ quan tiến hành giải quyết tranh chấp. Do vậy, cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của bản thân và để làm cơ sở cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết là việc ký kết hợp đồng phải thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên.

Đối với một số hợp đồng quan trọng, giá trị lớn, tài sản đặc biệt, hoặc đối tượng hợp đồng phức tạp thì nên đến tổ chức công chứng hoặc UBND cấp xã, cấp huyện để công chứng hoặc chứng thực. Khi thực hiện hành vi công chứng hoặc chứng thực thì cán bộ Tư pháp hoặc công chứng viên sẽ xem xét lại nội dung mà hai bên đã soạn thảo, xem có đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý để có sự hướng dẫn, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nội dung, từ đó đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng.

 Thứ hai, văn bản pháp luật làm căn cứ ký kết hợp đồng

Hiện nay, các văn bản pháp luật làm căn cứ để ký kết hợp đồng là: Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Bộ luật Hàng hải. Tuy nhiên, có một số hợp đồng, các chủ thể lại căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế số 24-LCT/HĐNN8 do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 25/9/1989. Việc áp dụng Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế này là không đúng quy định của pháp luật. Vì Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 đã hết hiệu lực theo Nghị quyết số 45/2005/NQ-QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005. Từ việc căn cứ văn bản để ký kết hợp đồng sai do đó áp dụng các quy định pháp luật cụ thể đối với từng điều khoản của loại hợp đồng sai, dẫn đến hợp đồng đã ký kết sẽ bị tuyên vô hiệu hoặc không được pháp luật bảo vệ.

 Thứ ba, về năng lực chủ thể giao kết hợp đồng:

Người tham gia ký kết hợp đồng cần phải có thẩm quyền ký kết và đã được pháp luật quy định. Đối với doanh nghiệp, muốn ký kết hợp đồng thì phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, nếu không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhưng vẫn đứng ra thay mặt doanh nghiệp ký các hợp đồng mà không có văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc có văn bản ủy quyền nhưng văn bản ủy quyền này đã hết hạn hoặc người được ủy quyền ký kết các hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền về giá trị và thẩm quyền thì hợp đồng đó sẽ bị tuyên bố vô hiệu.

 Thứ tư, một số nội dung của hợp đồng không quy định chặt chẽ:

Một số hợp đồng có sai sót về nội dung hợp đồng như: Không quy định về thời gian thực hiện hợp đồng, thời gian thực hiện nghĩa vụ thanh toán không cụ thể, hoặc không nêu rõ bắt đầu từ thời điểm nào, thời điểm chuyển giao rủi ro, chuyển giao quyền sở hữu, quyền quản lý về tài sản. Có hợp đồng thì không quy định về thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng hoặc không thỏa thuận về một số nghĩa vụ thanh toán do bên nào chịu, như chi phí bốc dỡ hàng hóa, lưu kho bãi… Do đó, quá trình thực hiện sẽ dễ nảy sinh tranh chấp, kiện tụng, khiến cho việc kinh doanh không được ổn định.

Nếu bạn đang có nhu cầu SOẠN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi chắc chắn sẽ làm bạn thật sự hài lòng. Công ty D&T Logistics

 

 

14 thoughts on “SOẠN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT ???

  1. https://nttlogistics.com.vn/chuyen-hang-di-uc-gia-re-tan-tay-den-khach-hang/ says:

    My developer is trying to convince me to move to .net from PHP.

    I have always disliked the idea because of the costs.
    But he’s tryiong none the less. I’ve been using WordPress on a variety of websites for about a year and am nervous
    about switching to another platform. I have heard excellent things about blogengine.net.
    Is there a way I can import all my wordpress
    content into it? Any help would be really appreciated!

     
  2. Stephan says:

    Wonderful beat ! I wish to apprentice while you amend your web site,
    how could i subscribe for a weblog web site?

    The account aided me a appropriate deal. I had been a little bit acquainted
    of this your broadcast offered brilliant
    clear concept

     
  3. Taylah says:

    Hello there, I discovered your site via Google while looking
    for a similar topic, your website got here up, it appears great.

    I have bookmarked it in my google bookmarks.
    Hello there, just became aware of your weblog thru Google, and found that it is really informative.
    I’m going to watch out for brussels. I will appreciate if you
    happen to proceed this in future. Numerous other people can be benefited out
    of your writing. Cheers!

     
  4. gửi hàng đi mỹ nhanh nhất says:

    Do you mind if I quote a few of your articles as long as I provide credit and sources back to your weblog?
    My website is in the very same area of interest as yours and my visitors
    would certainly benefit from a lot of the information you present here.
    Please let me know if this okay with you. Thank you!

     
  5. chuyển hàng đi mỹ giá rẻ says:

    Simply desire to say your article is as surprising.
    The clearness in your post is just spectacular and i can assume you are an expert on this subject.
    Well with your permission let me to grab your feed to keep updated with forthcoming post.

    Thanks a million and please carry on the enjoyable work.

     

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.