NỘI DUNG BÀI VIẾT
Như đã nói ở bài trước, Booking hàng lẻ LCL là giấy xác nhận chủ hàng đã đặt chỗ vận chuyển cho lô hàng của mình với các công ty Forwarder/ Logistics.
Các bạn có thể xem lại chi tiết bài viết booking là:
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách đọc Booking hàng lẻ LCL sao cho nhanh nhất, đúng nhất mà lại không bị xót thông tin dẫn đến những rắc rối không cần thiết khi làm chứng từ vận chuyển.
Mỗi công ty Forwarder/ Logistics sẽ có những mẫu form booking riêng, nhưng cơ bản đều thể hiện các thông tin chính như sau:
PHẦN I: CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ HỆ THỐNG
- Bên phát hành booking: chính là công ty Forwarder.
- Số booking: dung để theo dõi và phân biệt với các lô hàng khác. Bạn cũng sẽ dùng dãy số này để làm việc với Forwarder.
- Tên shipper: Tên người gửi hàng phía cảng đi
- Contact name: tên bạn hoặc nhân viên bạn, người gửi yêu cầu booking cho công ty Forwarder.
- Consignee: Tên người nhận hàng phía cảng đến.
- BKg Staff: Tên nhân viên chịu trách nhiệm phát hành booking này.
- Service code: mã loại hình vận chuyển, ở đây là hàng LCL nên sẽ là từ kho CFS đến kho CFS
- Freight term: cách thức thu tiền cước vận chuyển, trả ở cảng đi hay thu ở cảng đến
- P/O No.: Thường sẽ là mã số, ký hiệu của đơn đặt hàng giữa người mua và người bán (không bắt buộc)
- Contract No.: số hợp đồng, giữa người mua và người bán (không bắt buộc)
Những thông tin này thường sẽ quan trọng với công ty Forwarder/ Logistics, dùng trong việc quản lý của họ. Bạn chỉ cần chú ý đến mục số (2)(3)(8) để hỗ trợ việc tra cứu thôi.
Cảm ơn bạn vì đã chú ý đến bài viết của mình một cách tỉ mỉ. Rất mong những gì mình chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa các thông tin sơ bộ của booking . Và ở bài sau mình sẽ giúp bạn tìm hiểu tiếp phần II của Booking, nó gắn liền với nội dung mà chủ hàng đã gửi yêu cầu nên phần này sẽ hơi khó hơn một chút bạn nhé.
*Bài Viết Liên Quan:
CHỨNG TỪ HÀNG XUẤT: “CÁCH ĐỌC BOOKING HÀNG LẺ LCL ĐÚNG .”(Tiếp theo)
CHỨNG TỪ HÀNG XUẤT: “CÁCH ĐỌC BOOKING HÀNG LẺ LCL ĐÚNG .”(Phần cuối)
Hits: 328