HOUSE BILL OF LADING: NỘI DUNG THỂ HIỆN TRÊN HBL(Phần 1)

House bill of lading

Việc nắm bắt cấu tạo, chức năng – tác dụng của HBL là vô cùng quan trọng, nó giúp bạn “HIỂU” đúng về loại chứng từ này, từ có biết cách kiểm tra, chỉnh sửa, cũng như chi phí phát sinh. Ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về cách phân loại HBL, trong bài viết này, mình sẽ đi chi tiết Phần 1: Quyền sở hữu hàng hóa/ Routing/ người phát hành B/L

Thông tin sở hữu hàng hóa, lịch trình vận chuyển
Thông tin sở hữu hàng hóa, lịch trình vận chuyển

I. Thể hiện thông tin sở hữu hàng hóa, lịch trình vận chuyển, công ty Forwarder- người phát hành HBL:

  1.  Shipper ( Người gửi hàng): Là người xuất khẩu, người bán hàng.
  2. Consignee ( Người nhận): Là người nhập khẩu, người mua hàng.
  3. Notify party ( Bên thông báo): Là người được thông báo khi hàng đến.
  4. Vessel name: Tên con tàu vận chuyển lô hàng.
  5. Voyage: Số chuyến của con tàu, thường là do các hãng tàu đánh số để quản lý số lượt con tàu này chạy theo năm.
  6. Place of receipt ( Nơi nhận hàng): Là nơi hàng hóa được giao cho nhà vận chuyển/ Forwarder.
  7. Port of lading ( Cảng xếp hàng): Cảng mà lô hàng được xếp lên tàu.
  8. Port of discharge ( Cảng dỡ hàng): Cảng mà lô hàng được dỡ xuống tàu.
  9. Place of delivery ( Địa điểm giao hàng): Là nơi người vận chuyển/ Forwarder giao hàng cho người nhận.
  10. Bill of lading No.: Là dãy số theo quy tắc của Forwarder, dùng để theo dõi và phân biệt với các lô hàng khác.
  11. Công ty Forwarder phát hành bill:
  12. Also notify party ( Bên thông báo thứ 2): là bên thứ 2 nhận thông báo về lô hàng ( bên này có hoặc không tùy lô hàng, không bắt buộc)
  13. Delivery agent ( Đại lý chỉ định tại cảng đích): Là đại lý thay mặt Forwarder xử lý các nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa tại cảng đích. Khi hàng đến, người nhận hàng liên hệ với đại lý này để lấy hàng.

Mục (1), (2), (3), (12) :

  • Là những thông tin thể hiện theo yêu cầu của người gửi hàng ( Shipper) thông qua bảng SI, bảng hướng dẫn vận chuyển được shipper gửi cho công ty Forwarder. Shipper có thể thay đổi các thông tin này, khi thay đổi các thông tin này tức là đã thay đổi quyền sở hữu hàng hóa của các bên thể hiện tại các mục này. Chi phí phát sinh sẽ tùy thuộc vào thời điểm shipper thay đổi nó.

Mục (4), (5), (6), (7), (8), (9) :

  • Lịch trình vận chuyển của lô hàng, cũng là lịch trình được thể hiện trên booking. Đây là kế hoạch vận chuyển lô hàng đã được Forwarder lên lịch và phù hợp với yêu cầu của bạn. Bạn sẽ không thể các thông tin thể hiện tại mục này, nó buộc phải tuân theo sắp xếp của Forwarder.

Mục (10), (11), (13) :

  • Là những thông tin do Forwarder lưu chọn, phát hành. Bạn cũng phải chấp nhận và sử dụng các thông tin này.
Cảm ơn bạn vì đã chú ý đến bài viết của mình một cách tỉ mỉ. Hi vọng những gì mình chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa các thông tin thể hiện trên HBL. Và ở bài sau mình sẽ giúp bạn tìm hiểu tiếp phần II của HBL, nó gắn liền với nội dung mà chủ hàng đã gửi yêu cầu nên phần này sẽ hơi khó hơn một chút bạn nhé.

*Bài Viết Liên Quan
HOUSE BILL OF LADING LÀ GÌ?
HOUSE BILL OF LADING: PHÂN LOẠI HBL
HOUSE BILL OF LADING: CHỨC NĂNG – TÁC DỤNG CỦA HBL
HOUSE BILL OF LOADING: NỘI DUNG THỂ HIỆN TRÊN HBL (Phần 2)

Hits: 1414

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *