TẠI SAO PHẢI CẦN XUẤT NHẬP KHẨU ỦY THÁC ?

Tại sao cần xuất nhập khẩu ủy thác

XUẤT NHẬP KHẨU ỦY THÁC LÀ GÌ?

TẠI SAO PHẢI CẦN XUẤT NHẬP KHẨU ỦY THÁC ?

Bạn là thương nhân đang muốn kinh doanh các mặt hàng từ nước ngoài để bán ở Việt Nam nhưng bạn không có chức năng xuất nhập khẩu hàng hóa.

Nên bạn cần có công ty chuyên nghiệp về xuất nhập khẩu ủy thác hàng từ nước ngoài về cho mình.

– Xuất nhập khẩu ủy thác là hình thức mà nhà xuất nhập khẩu thực sự không đứng trên tờ khai xuất nhập khẩu cũng như không thực hiện các giao dịch thương mại như chuyển tiền, nhận tiền… nói một cách dễ hiểu là qua một trung gian.

Tại sao cần xuất nhập khẩu ủy thác

Tại sao cần xuất nhập khẩu ủy thácTại sao cần xuất nhập khẩu ủy thác

Có rất nhiều nguyên nhân để dẫn tới việc ủy thác xuất nhập khẩu nhưng chủ yếu như sau:

 NGƯỜI BUÔN BÁN KHÔNG CÓ NĂNG LỰC PHÁP LÝ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIAO DỊCH.

Có hai trường hợp.

 Trường hợp 1:  Người xuất nhập khẩu là cá nhân không đủ năng lực pháp lý để thực hiện hồ sơ xuất nhập khẩu. Đối với khu vực Hồ Chí Minh thì cá nhân vẫn có thể đứng trên tờ khai và bộ hồ sơ xử lý trực tiếp bằng giấy, còn khu vực ở Hải Phòng thì chỉ áp dụng cho vận chuyển đường không.

 Trường hợp 2:  Người xuất nhập khẩu là doanh nghiệp có năng lực pháp lý nhưng bản thân doanh nghiệp đó không có chức năng kinh doanh mặt hàng cần xuất nhập khẩu đó.

 Chưa có kinh nghiệm trong giao dịch thương mại quốc tế:

Chủ doanh nghiệp chưa nắm được quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa, niềm tin dành cho đối tác (người mua, người bán) của mình chưa cao cần các doanh nghiệp trung gian đứng ra để đảm bảo cho việc thanh toán.

 Nguyên nhân khác: Mỗi cá nhân tổ chức khi đã muốn ủy thác xuất nhập khẩu thì đều có rất nhiều nguyên nhân khác nữa như cần người có kinh nghiệm làm thủ tục cho mình để giảm chi phí không đáng có.

 

– Trong quá trình làm hợp đồng ủy thác bạn có thể gặp phải những vấn đề cơ bản do thiếu hợp đồng, thỏa thuận chưa đầy đủ hoặc không phù hợp với luật pháp Việt Nam và quốc tế, cụ thể như sau:

  • Sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu theo thoả thuận bằng miệng thay cho hợp đồng bằng văn bản (hoặc bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương).
  • Các hợp đồng ủy thác được ký kết giữa những người không đủ năng lực theo luật định.
  • Trách nhiệm sửa đổi, biện pháp khắc phục hậu quả, thời gian và phương thức bồi thường không được nêu trong hợp đồng uỷ quyền.
  • Không có cơ chế giải quyết khi hàng hoá xuất / nhập khẩu gặp phải các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan.
  • Hàng hóa không được chấp nhận: Luật pháp không quy định trường hợp người uỷ quyền từ chối nhận hàng mặc dù bắt buộc đã thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Vì vậy, các bên phải đạt được một thỏa thuận chi tiết về nghĩa vụ giao hàng, trách nhiệm của cả hai bên và phương hướng giải quyết các vấn đề trong trường hợp này.
  • Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi có tranh chấp phát sinh hoặc có liên quan đến hợp đồng và lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp.

Sau đây, tôi xin chia sẽ cho bạn một quy trình XUẤT NHẬP KHẨU ỦY THÁC đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Bạn cũng có thể thuê công ty dịch vụ để thực hiện việc soạn thảo văn bản hợp đồng giúp mình.

 Quy trình xuất ủy thác:

Quy trình xuất ủy thácQuy trình xuất ủy thác

Bước 1. Trao đổi, thống nhất thông tin hàng hóa cần xuất khẩu, thông tin người nhập hàng (consignee), thời gian cụ thể, địa chỉ cụ thể.

Bước 2. Thống nhất chi phí vận chuyển, chi phí xuất ủy thác, ký hợp đồng, xuất hóa đơn bán lẻ hoặc hóa đơn đỏ cho D&T để chứng minh được đầu vào khi tiến hành làm thủ tục hải quan.

Bước 3. D&T  trao đổi với người bán, thống nhất phương thức thanh toán. Nhận thanh toán và tổ chức đóng hàng và xuất đi theo phương thức giao nhận (incoterms) đã thống nhất.

Bước 4. Kết toán chi phí, làm thủ tục hoàn trả tiền hàng từ người mua cho người bán. Kết thúc đơn hàng.

 Quy trình nhập ủy thác:

Bước 1. Trao đổi, thống nhất thông tin hàng hóa cần nhập khẩu, thông tin người bán, phương thức thanh toán, điều kiện giao nhận hàng hóa (incoterms).

Bước 2. Thống nhất chi phí vận chuyển, chi phí nhập ủy thác, ký hợp đồng ủy thác.

Bước 3. Thánh toán tiền hàng cho người bán và tổ chức nhận hàng vận chuyển theo điều kiện incoterms đã được thống nhất. Người mua phải chuyển tiền cho D&T, lúc đó chúng tôi sẽ chuyển tiền cho người bán.

Bước 4. Làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu tại Việt Nam và giao hàng về kho mà người mua chỉ định.

Bước 5. Kết toán chi phí và lưu hồ sơ đơn hàng.

 

Tuy nhiên, không phải ủy thác cho công ty dịch vụ xuất nhập khẩu là không có những điểm hạn chế. Vì vậy, bạn cũng nên suy tính tới một số điểm sau khi muốn ủy thác cho bên khác thay mình nhập khẩu:

  • Bạn phải trả phí dịch vụ ủy thác (hay hoa hồng ủy thác)
  • Người ủy thác thiếu chủ động và thông tin ít nhiều bị hạn chế do phải làm việc qua một bên trung gian.
  • Bạn có thể gặp rủi ro nhất định về thông tin nhà cung cấp và sản phẩm nhập khẩu. Người được ủy thác và người bán quen giao dịch với nhau, nên có thể quên mất vai trò chủ hàng nhập khẩu thực sự. Đã có trường hợp công ty dịch vụ sau khi làm ủy thác, đã đứng ra nhập khẩu luôn mặt hàng đó từ chính cùng nhà cung cấp (tệ hơn nữa là trở thành đại lý độc quyền trong khu vực), cạnh tranh trực tiếp với công ty đã từng ủy thác trước đây.

 

 VÌ VẬY, bạn cần biết về uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

Các bước thực hiện xuất nhập khẩu ủy thác

  • Kiểm tra xem hàng hóa có thuộc diện cấm nhập, hoặc tạm dừng nhập khẩu không. Nếu thuộc diện này, thì thôi khỏi phải mất công ủy quyền làm gì, hàng của bạn không được phép nhập khẩu vào Việt Nam đâu.
  • Hàng có thuộc diện phải xin giấy phép không? Nếu có, công ty ủy quyền hoặc nhận ủy quyền phải xin giấy phép này. Việc này nên thu xếp càng sớm càng tốt, đừng để hàng về đến cảng mới làm thì đã muộn.
  • Khi có bộ chứng từ hàng hóa, bên nhận ủy thác làm thủ tục hải quan nhập khẩu như quy định hiện hành.

Trách nhiệm của người nhận ủy thác

  • Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương với người bán hàng nước ngoài
  • Làm các thủ tục cần thiết để nhập khẩu hàng hóa
  • Thanh toán tiền cho người bán hàng nước ngoài
  • Khai và nộp các loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế VAT… cho hàng nhập khẩu
  • Lưu giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói…
  • Xuất trả hàng đã nhập khẩu cho người ủy thác, cùng hóa đơn VAT cho hàng nhập khẩu (bên cạnh hóa đơn VAT cho phí dịch vụ ủy thác nhập khẩu.

Trách nhiệm của người ủy thác

Trách nhiệm của người ủy thácTrách nhiệm của người ủy thác

  • Cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng, model, thông số kỹ thuật… để người nhận ủy thác đặt hàng.
  • Phối hợp với người nhận ủy thác đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài
  • Chuyển tiền hàng để bên nhận ủy thác thanh toán cho người bán hàng
  • Phối hợp nhận hàng (chẳng hạn: cùng người ủy thác kiểm hóa tại cảng)
  • Thanh toán phí dịch vụ ủy thác
 Nếu bạn đang có nhu cầu làm thủ tục xuất nhập khẩu ủy thác cho các mặt hàng hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ làm bạn thật sự yên tâm và hài lòng.
 Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy like và chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé.❤❤❤❤❤
Liên hệ: D&T Logistics
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.